Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là một hoạt động đòi hỏi phải tỉ mỉ vì có quá nhiều sự bất định về rủi ro nào có thể xảy ra và mức độ tác động của nó tới doanh nghiệp. Dưới đây là 5 bước quản lý rủi ro sẽ giúp bạn thực hiện một quy trình quản lý rủi ro đơn giản

  1. Xác định rủi ro

Xác định rủi ro là bước đầu tiên trong quản lý rủi ro mua hàng. Đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng vì chúng ta sẽ cần xác định những rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt. Nguồn rủi ro trong mua hàng có thể xác định theo nhân tố vi mô và vĩ mô.

  • Nhân tố vi mô: những rủi ro này thường nằm trong nội tại doanh nghiệp như thay đổi chiến lược/ định hướng của công ty
  • Nhân tố vĩ mô: bao gồm các rủi ro ngoài doanh nghiệp tác động đến hoạt động mua hàng. Chúng có thể bao gồm các rủi ro về môi trường, công nghệ, xã hội, chính trị, đạo đức và quy mô dân số..

2. Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro có thể mang tính tính định tính, hoặc kết hợp giữa định tính và định lượng, phụ thuộc vào bản chất của rủi ro, thời gian, chi phí và tính sẵn có của dữ liệu

3. Đánh giá rủi ro

Bạn cần đánh giá khả năng xảy ra và tác động của rủi ro. Một vài câu hỏi nên được đặt ra trong bước này:

  • Rủi ro đã xác định là gì?
  • Khả năng xảy ra và tác động của rủi ro (Cao, trung bình và thấp)
  • Cao, trung bình và thấp được hiểu như nào? Chúng được đánh giá như nào?
  • Có thể thực hiện tại chỗ việc nào để quản lý những rủi ro này ở mức độ cho phép?

4. Kế hoạch hành động

Kế hoạch hành động là những quy trình và hành động được đặt ra để giảm thiểu rủi ro. Bước này cần có sự tham gia của các bên, để mọi người nắm được vai trò và nghĩa vụ của mình trong quản lý những rủi ro này. Kế hoạch hành động dựa trên xếp hạng rủi ro, bao gồm:

  • Tránh né rủi ro
  • Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro thông qua bảo hiểm hoặc thỏa thuận với các bên liên quan
  • Giảm thiểu rủi ro bằng các hành động để giảm khả năng xảy ra

5. Kiểm soát

Bước cuối cùng trong quản lý rủi ro là kiểm soát liên tục. Rủi ro sẽ biến đổi liên tục cùng với những rủi ro mới xuất hiện nên việc rà soát rất quan trọng. Đảm bảo tất cả mọi người liên quan biết cách kiểm soát rủi ro và báo cáo nếu một rủi ro mới được phát hiện

Bạn có thể tìm hiểu các bài học liên quan tới quản lý rủi ro dưới đây:

  1. Cách xác định các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng
  2. Quy trình quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng
  3. Xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng
0
    0
    Your Cart
    Your cart is emptyReturn to Shop