Giảng viên – Jessica Nguyễn

Giảng viên – Jessica Nguyễn

Jessica Nguyễn tốt nghiệp hệ Thạc Sỹ trường đại học công nghệ Sydney tại Úc, chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng. Cô ấy đã được CIPS công nhận là MCIPS. Jessica hiện tại đang là quản lý danh mục mua hàng tại công ty Allied Pinnacle. Với công việc hiện tại, Jessica đang quản lý 1 phần ngành hàng trong mảng mua hàng của 21 nhà máy tại tất cả các bang của Úc, và 3 nhà máy tại New Zealand. Trước khi chuyển sang Úc làm việc, Jessica có hơn 10 năm kinh nghiệm làm quản lý ngành hàng tại một số tập đoàn lớn trên thế giới như Anheubush Inbev và Diageo. Jessica đã từng làm qua các ngành hàng như Capex, MRO, nguyên liệu sản xuất, bao bì sản phẩm, và dịch vụ ( nhân sự, thuê văn phòng, luật sư, logistic). Để biết thêm thông tin về Jessica Nguyễn, bạn có thể tìm hiểu tại đây

  • Câu chuyện của Jessica Nguyễn

Vào 1 buổi chiều năm 2008, trưởng phòng sản xuất bước đến bàn làm việc của tôi và hỏi. “Hey Jess, bạn có biết cách làm sao để mình có thể giảm giá thành của sản phẩm nhưng vẫn bảo đảo về chất lượng không?” Mình trả lời: “Bên phòng mình mua hàng theo yêu cầu của bên phòng bạn thôi, nên bạn tự suy nghĩ cách làm và đưa giải pháp cho mình, mình sẽ lấy báo giá theo đúng yêu cầu”. Bắt đầu từ lúc đó, mình đã nghĩ mình có thể làm gì hơn nữa để có thể hỗ trợ các phòng ban khác.

Vào một ngày cuối năm 2011, trưởng phòng Marketing bước đến phòng mua hàng của mình và hỏi lớn “Ai đã đặt hợp đồng mua hộp giấy cho dự án Tết? Nhà cung cấp đang báo rằng xưởng của họ bị cháy một phần nên không thể sản xuất hộp cho bên mình. Bây giờ phương án dự phòng là gì?”. Bạn mua hàng phòng mình trả lời một cách tỉnh bơ: “Không có phương án dự phòng nào cả vì phòng mua hàng đều rất bận, ký xong hợp đồng cho bên bạn là bên mình hết trách nhiệm, hơn nữa đó cũng là nhà sản xuất mà các bạn chọn từ đầu.”

Từ những câu chuyện trên, mình đã nghĩ đến việc phòng mua hàng cần phải được chuyên môn hóa hơn, cần được đầu tư thêm về kiến thức sản phẩm và dịch vụ, cập nhật thêm xu hướng của thị trường để có thể mang lại được nhiều giá trị hơn cho công ty. Mình luôn mong muốn, khi mọi người nghĩ đến phòng mua hàng, họ sẽ nghĩ đến những lời tư vấn của phòng mua hàng như phương án nào sẽ tốt nhất cho bộ phận của họ nói riêng và công ty nói chung. Sự tư vấn đó sẽ bao gồm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu rủi ro của công ty ( rủi ro thương hiệu, rủi ro về tài chính..), cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp, và bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu rác thải,..

Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều bận rộn với những dự án mang tính ưu tiên và khẩn cấp hơn. Để có thể làm những việc trên, khối lượng công việc mà phòng mua hàng xử lý sẽ trở nên quá tải.

Bạn đã bao giờ nghĩ, nếu như phòng mua hàng phân chia nhân sự dựa trên thế mạnh và kinh nghiệm của từng người thì sẽ đem lại kết quả như thế nào? Từng chuyên viên mua hàng sẽ tập trung vào phân tích dữ liệu chi tiêu, từ đó có thể tìm kiếm những cơ hội tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Người đó cũng sẽ có thêm thời gian cải thiện mối quan hệ với nhà cung ứng và các bên liên quan. Thậm chí, chuyên viên mua hàng này còn có thể tìm hiểu những xu hướng hiện tại của thị trường để nâng cao kiến thức về danh mục hàng hóa/dịch vụ của mình.

Nếu bạn cũng đang làm trong lĩnh vực mua hàng và có mong muốn tiếp cận kiến thức thực tiễn về mua hàng chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo thông tin các chương trình học tại đây. Mình rất vui được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình tới các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
    0
    Your Cart
    Your cart is emptyReturn to Shop